Phong cách âm nhạc[2] Fernando_Sor

Fernando Sor có lẽ là người có công nhất trong việc đưa guitar từ nhạc cụ của những người hát rong lên tầm nhạc cụ chính thống. Trên con đường phát triển của mình, guitar và âm nhạc Tây Ban Nha không thể quên tên tuổi của ông. Trong một bài phê bình về Sor trên Revue Musicale trong khoảng năm 1833 hay 1834, nhà phê bình François-Joseph Fétis đã viết như thế nàyː

Mọi người đều công nhận rằng Sor đã nâng tầm ảnh hưởng của cây guitar và đưa nó đến cái đích là một nhạc cụ thật hài hòa” và "Một nhạc sĩ sâu sắc, cùng cả kinh nghiệm và sự kiên nhẫn cần thiết.bSor đóng góp cho guitar nhiều hơn bất kì ai trước đây.

Âm nhạc của Sor là thứ âm nhạc thiên về hướng cổ điển. Ông chịu ảnh hưởng lớn từ Joseph HaydnWolfgang Amadeus Mozart. Đối với ông, sự ảnh hưởng này lớn hơn cả sự táo bạo rất đáng chú ý của nhà soạn nhạc cùng thời với ông, Ludwig van Beethoven. Nhưng âm nhạc của Sor cũng cho thấy sự đổi mới, thoát khỏi xu hướng đương thời với tiếng nói và sự đối âm riêng. Có một đặc điểm ở âm nhạc này là tuy chủ nghĩa dân tộc là điều có thể thấy rõ trong âm nhạc đương thời, Sor lại không cho thấy nhiều tính chất Tây Ban Nha. Bằng chứng rõ nhất là ở Sor, rất ít khi người ta thấy sự xuất hiện của các điệu flamenco vốn là vũ điệu "đặc sản" của xứ đấu , dù người ta thấy kỹ thuật trong các tác phẩm của ông là đỉnh cao, sự hấp dẫn trong chúng là không thể bàn cãi. Chỉ khi không còn cơ hội hồi hương thì ông mới cho thấy cái chất Tây Ban Nha trong các tác phẩm của bản thân.

Có thể nói các tác phẩm của Sor có một quãng đi khá trắc trở. Đầu thế kỷ 20, nhiều tác phẩm của Sor đã bị quên lãng, nhưng cuối thế kỷ 20, chúng lại được nhớ đến bởi xu hướng guitar cổ điển trỗi dậy. Các tác phẩm khác ngoài các tác phẩm cho guitar, gồm hai bản giao hưởng, ba bản tứ tấu đàn dây và các tác phẩm nhỏ thất lac sau khi ông qua đời đều không được những nghệ sĩ biểu diễn quan tâm đến.